Chuyện nghề: Hái dừa…chuyện nghề, chuyện đời

Chuyện nghề: Hái dừa…chuyện nghề, chuyện đời

Mục lục

    Hái dừa – đòi hỏi người thợ phải có sức khoẻ dẻo dai, không sợ độ cao và nhanh nhẹn.

    Bộ dụng cụ hành nghề đơn giản là con dao, cuộn dây luộc và cái nài. Tùy theo kinh nghiệm, người thợ hái dừa cho biết: khi hái dừa thường sử dụng nài làm bằng dây đai, dây dù, đôi khi nài bằng dây chuối đánh lại, có độ dẻo và chắc chắn khi cọ sát với thân dừa. Thậm chí có khi không cần nài với những người có kinh nghiệm lâu năm. 

    Những người làm nghề hái dừa thuê đến với nghề rất tự nhiên, người đi trước có kinh nghiệm là truyền lại cho người sau. Điều cốt yếu đối với người trèo hái dừa chuyên nghiệp là phải biết lượng sức mình, phải nhanh nhẹn và say mê với nghề. 

    Hái dừa – nghề không kén tuổi, làm thời vụ và là cuộc sống của bao thế hệ.

    Công việc này bán sức lao động nên chỉ cần siêng năng, mỗi ngày tuỳ vào tay nghề mỗi người có thể trèo hái dừa từ 20-30 cây. Dừa tươi tại vườn mua giá 6.500 đồng/trái, đem về bỏ mối tại các quán nước với giá 8.500-9.000 đồng/trái, dừa khô mua giá 7.500 đồng/trái về bán 10.000-12.000 đồng/trái (giá cập nhật theo từng thời điểm khác nhau, tại những địa phương khác nhau) 

    Đối với dừa tươi, thợ phải dùng dây luộc dài chuyền nhẹ buồng dừa để không bị vỡ. Tính trung bình mỗi ngày kiếm khoảng 400.000 – 800.000 đồng (giá cập nhật theo từng thời điểm khác nhau, tại những địa phương khác nhau) , cứ mỗi năm thu hái 2 lần, vườn nhà này tới vườn nhà kia, nghề này đánh đổi sức lao động, lấy công làm lời.

    Trước đây, cuộc sống khó khăn, cả xóm có vài chục người làm nghề này, “cha truyền con nối”- những thế hệ nối tiếp mưu sinh. Nghề này ai cũng làm được, từ độ 14 – 15 tuổi đến ngoài 50 tuổi, tuy nhiên, ngày nay ít thanh niên theo nghề bởi sự khó khăn và nguy hiểm.

     Nghề hái dừa – cuộc sống mưu sinh với nhiều nguy hiểm .

    Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

    Nghề Hái dừa – Nguy hiểm rình rập

    Miếng cơm manh áo buộc những người leo dừa, kể cả đàn ông hay phụ nữ phải chấp nhận nguy hiểm, có người còn cho rằng: “Những người bước chân vào nghề phải trải qua tai nạn mới trưởng thành”.

    Chỉ học nghề qua lớp thợ có kinh nghiệm truyền lại cho lớp sau, ai cũng có ít nhiều vết sẹo, bị ong lá, ong bần, kiến, rắn cắn sưng vù mấy ngày là chuyện thường xảy ra. Khi rơi vào các tình huống này, người thợ phải bình tĩnh, chịu đựng, tìm cách xử lý, không được hốt hoảng buông tay – nguy hiểm tính mạng.

    Nói đến nghề hái dừa thuê, ít ai mường tượng hết vất vả, bởi ai cũng nghĩ người hái dừa kiếm tiền mà không phải mất đồng vốn nào. Hơn nữa, việc trèo cây mà không có bất cứ hình thức bảo hộ nào cũng rất nguy hiểm. 

    Những ngọn dừa cao luôn rình rập nguy hiểm 

    Ảnh: Junjun Villapando – Pixabay 

    Ngày nay, việc thu hoạch dừa đã được hỗ trợ bởi các dụng cụ hiện đại hơn, các giống dừa thấp dễ thu hoạch, tuy nhiên vẫn đòi hỏi một mức độ đầu tư lớn và cần thêm một thời gian chuyển đổi.

    Biết cái nghề là vất vả và nguy hiểm, nhưng phải chấp nhận, vì không có việc làm ổn định và vì cuộc sống mưu sinh, vì tương lai và sự ấm no cho gia đình.