Chuyện nghề: Trồng dừa và những điều có thể bạn chưa biết?

Chuyện nghề: Trồng dừa và những điều có thể bạn chưa biết?

Mục lục

    Dừa được xem là một giống cây trồng lâu năm, có thể sinh trưởng trong thời gian dài từ 50 – 60 năm, sinh sống trong vùng nước lợ. Từ lâu, cây dừa luôn mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, là niềm vui của người dân trong phát triển kinh tế và xã hội.

    Hiện nay, nền nông nghiệp ngày càng phát triển, sự tiếp cận với công nghệ và khoa học ngày được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn đa số nhà nông trồng dừa theo phương thức truyền thống, hao phí tài nguyên tự nhiên, nên năng suất chưa cao và chưa hiệu quả.

    Để nâng cao hiệu quả khi trồng giúp dừa đạt chất lượng chuẩn ngọt, nhà nông cần phải tuân thủ đúng theo quy trình canh tác từ khâu chọn giống, đến thiết kế vườn, chăm sóc bón phân và tận dụng thời kỳ kinh doanh hiệu quả.

    1. Chọn giống dừa

    Qua khảo sát thực tế ở nhiều vùng trọng điểm trồng dừa, hằng năm nước ta bị nước mặn 4%, xâm nhập mặn 3-4 tháng nhưng nhiều giống dừa hầu như phát triển rất tốt, năng suất đạt chuẩn cao, đa phần thích hợp sống ở vùng nước lợ. Vì vậy khi chọn giống, chúng ta nên quan tâm vào mục đích thu hoạch và kinh tế để lựa chọn, chủ yếu là phân biệt 2 nhóm giống dừa cao và dừa lùn:

    + Giống dừa cao: Dừa ta, dừa bung, dừa dâu,..

    + Giống dừa lùn: Dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng), dừa Mã Lai, dừa Tam Quan, dừa dứa ( loại trái nhỏ),..

    Ngoài ra, gần đây các nhà khoa học đề nghị thêm giống Dừa lai. Đây là kết quả lai tạo giữa 2 giống Dừa cao và Dừa lùn nên mang đặc tính trung gian của 2 nhóm giống nói trên với ưu điểm nổi bật: ra hoa sớm, năng suất cao, hàm lượng dầu cao và có khả năng thích nghi với một số điều kiện bất thuận của môi trường.

    2. Cách chọn giống

    Khi chọn cây mẹ cần quan tâm đến các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố cấu thành năng suất. Cây mẹ sau khi khảo sát được đánh dấu và theo dõi sau 3 năm liên tiếp để chọn những cây có năng suất cao ổn định. Cụ thể việc chọn cây mẹ có thể dựa trên một số đặc điểm sau:

    – Tuổi cây từ 10 – 40 năm;

    – Tán lá phân bố đều, sẹo lá khít;

    – Cây mọc mạnh, thân thẳng;

    – Không chọn những cây trồng trong điều kiện đặc biệt: gần chuồng trại, gần nhà vệ sinh;

    – Có nhiều quày trên tán;

    3. Kỹ thuật trồng dừa

    Cây dừa thường rất dễ trồng, không quá kén đất nhưng đa phần sẽ sinh trưởng tốt nhất trên các loại đất có nhiều hữu cơ, đất phù sa, đất cát pha và lý tưởng nhất là đất có hàm lượng kali dồi dào.

    Trước khi trồng dừa:

    • Gom lớp đất mặt để lấp mô với kích thước bề ngang gần 1m.
    • Chiều cao của mô không nhất thiết phải vun cao.
    • Tuỳ thuộc vào địa hình đất lấp mà đấp mô sao cho khi trồng tránh tình trạng cây bị ngập úng trong những mùa mưa.
    • Dựa vào điều kiện mương liếp rỗng hay hẹp mà bố trí cây trồng hợp lý, theo các nhà chuyên môn, để trồng dừa cho năng suất cao nên trồng với khoảng cách 5m x 6m theo 2 hình thức trồng 2 hàng 2 bên kiểu nanh sấu hoặc có thể trồng 1 hàng ở giữa.
    • Đối với những cây to có tán lá rộng, nên bố trí có khoảng cách và mật độ trồng giữa các cây từ 6m trở lên.

    Sau khi đất trồng đã chuẩn bị xong

    • Tiến hành đào hố với kích thước tương đương với kích cỡ trái dừa giống.
    • Tiếp đến bón lót: sau khi đã chuẩn bị mô và hố trồng xong, trước khi xuống giống khoảng 15-20 ngày tiến hành bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20-30 kg, 100g super lân, 200gram kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.
    • Đặt cây giống xuống, lấp đất lại thật kín bằng mặt mô thật chặt sao cho cây không bị gió lay làm đứt rễ dễ bị ngã.
    4. Chú ý các loại côn trùng, dịch bệnh gây hại


    5. Cây dừa được chăm sóc tốt, cho chất lượng trái ổn định, là nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho chế biến các sản phẩm từ dừa như dầu dừa

    – Trong 2-3 năm đầu của độ tuổi cây, luôn giữ đất có độ ẩm để cây hấp thụ và tạo điều kiện phát triển tốt, không được để đất quá khô dẫn đến tình trạng thiếu nước sẽ phát triển kém. Và ngược lại, đất bị ngập úng nhiều nước, nhất là vào mùa mưa, sẽ là môi trường cho những loài côn trùng, dịch bệnh sinh sôi nảy nở, tấn công là hư rễ.

    – Giai đoạn cây dừa còn nhỏ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến một số loại côn trùng nguy hiểm gây hại cho cây như bọ dừa, kiến vương, đuông dừa, và bệnh nấm, bệnh đóm lá, bệnh thối đọt,…sẽ làm chậm sự phát triển của cây và ảnh hưởng kinh tế.

    – Vì vậy, phải lưu tâm và thường xuyên thăm vườn để quan sát từng cây dừa, nếu phát hiện thấy những biểu hiện bất thường phải tìm hiểu kỹ, sau khi nhận dạng đúng nguyên nhân gây hại thì lập tức có biện pháp phòng trừ, ngăn chặn kịp thời, không để chúng nhân rộng gây hại nặng để sự sinh trưởng của cây.

    Lưu ý:

    Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Khi cây ở giai đoạn trong 3-4 năm đầu, cần phải quan tâm đến vấn đề quan trọng là phân bón cho cây trồng. Bởi lúc này, cây dừa vẫn còn nhỏ nên phải cung cấp đủ dưỡng chất để cây sinh trưởng. Vì thể, ngoài nguồn lượng dinh dưỡng cây lấy được từ trong đất, thì cây dừa cũng cần “nạp” thêm một lượng phân bón đa trung vi lượng hợp lý để nuôi sống cây phát triển khoẻ mạnh.

    Thời kỳ kinh doanh: Giai đoạn này cây đã cho trái ổn định và bắt đầu đi vào thời kỳ kinh doanh vì thế quá trình chăm sóc cây cần phải tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn để cây cho năng suất cao và ổn định.

    Tài liệu tham khảo:

    – Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre: Giống dừa và kỹ thuật chọn dừa

    http://dost-bentre.gov.vn/tin-tuc/931/giong-dua-va-ky-thuat-chon-giong-dua

    -Viện cây giống trung ương: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa.

    http://viencaygiongtrunguong.com/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-dua/